00:45 | Author: Nông dân Việt Nam
www.SAGA.vn - Sau những thông tin lạc quan về việc Việt Nam đã ngăn chặn được suy thoái kinh tế và đang trên đà tăng trưởng, thời gian gần đây, và nhất là sau Tết Canh Dần, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đón nhận nhiều tin không thể vui được, có ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất và kinh doanh năm 2010.

- Cuối năm 2009 giá nước đã tăng, vừa qua đầu năm Canh Dần là dồn dập các tin giá tăng: xăng dầu, và tiếp theo sẽ là giá điện, than và theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ lạm phát 7% của năm 2010 sẽ là con số khó đạt.

- Một yếu tố đầu vào khác cũng đang có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của DN đó là nguồn nhân lực, tình hình cung ứng nhân lực đả có hiện tượng suy giảm từ đầu năm 2009, sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2010.

Với tình hình chi phí đầu vào, nguồn nhân lực như thế, doanh nghiệp làm thế nào để duy trì và phát triển cũng như nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường?

DN chắc chắn sẽ đưa ra nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng đầu tư, thay đổi công nghệ, bổ sung thiết bị hiện đại nhằm giảm tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu từ đó sẽ giảm chi phí sản xuất, hoặc cũng sẽ có DN chọn con đường tiêu cực là giảm chất lượng nguyên vật liệu để giảm chi phí đầu vào. Nhưng sẽ có bao nhiêu DN có đủ khả năng để theo đuổi các giải pháp trước, trong tình hình vốn đầu tư đang bị suy giảm, nguồn vốn vay trung dài hạn từ Ngân hàng đang bị hạn chế, chưa kể những chi phí sẽ phát sinh khi DN thực hiện đổi mới công nghệ, thiết bị trong khi chưa chuẩn bị nâng cao năng lực (kỹ năng, kiến thức) nguồn nhân lực hiện có, nếu tính toán kỹ đôi khi các giải pháp này lại lợi bất cập hại! Và điều gì sẽ xảy ra, nếu DN chọn giải pháp sau, có thể giảm hay lại tăng chi phí sản xuất? Cũng như về nguồn nhân lực, DN sẽ tìm đâu ra đủ số lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất?

Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm những giải pháp khả thi, thực tế hơn.

Trước khi đề xuất các giải pháp, cần trả lời vài câu hỏi:

1. Có bao nhiêu phần cán bộ quản lý sản xuất (CBQLSX) của DN Việt Nam đã được trang bị và có đủ trình độ quản lý chưa hay chỉ mới chỉ là những chuyên gia kỹ thuật giỏi?

2. Trong sản xuất hiện nay, các DN có nhận thấy là tồn tại quá nhiều lãng phí không? DN đánh giá chi phí sản xuất tăng bao nhiêu phần trăm do những lãng phí này?

3. Lãnh đạo DN hiện đang dành bao nhiêu phần trăm sự quan tâm của mình vào sản xuất hay đang phó mặc cho cấp dưới?

Để giải quyết tình trạng nêu trên, cũng là để vượt qua những khó khăn của DN trong tình hình chi phí đầu vào tăng cao, cần quan tâm nhiều đến việc nâng cao kỹ năng quản lý cho CBQLSX, cũng như DN cần mạnh dạn áp dụng một số phương pháp quản lý đơn giản, hiệu quả để đạt được mục tiêu “đầu tư với chi phí thấp nhất, hiệu quả đạt được tốt nhất”.

Hiện nay, một số DN Việt Nam đang có quan điểm chọn lựa một số giải pháp quản lý hiện đại, tiên tiến như LEAN, SixSigma, ERP ứng dụng vào trong công tác quản lý DN. Nhưng nên chăng các cơ quan quản lý chất lượng có một cuộc khảo sát, đánh giá xem hiện nay bao nhiêu DN Việt Nam đang thực hiện Lean, SixSigma hiệu quả đúng với thực chất của chúng? Còn với ERP, cần đánh giá trên diện rộng hơn, cả trên toàn thế giới, hiện nay có bao nhiêu DN đã áp dụng đạt hiệu quả giải pháp này, chứ chưa cần nói đến DN Việt Nam. Những thông tin này sẽ giúp DN Việt Nam trong việc quyết định có nên đầu tư bằng các giải pháp nói trên trong lúc này không.

Vấn đề cần đặt ra là có thể áp dụng các phương pháp quản lý trên không? Nếu trình độ, năng lực của CBQL chưa đạt yêu cầu, ngay cả những kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất còn chưa được trang bị, cùng với hiện trạng quản lý hiện nay của đa phần các DN: công tác cung ứng, tiến độ, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và DN sản xuất chưa đạt mức độ tin cậy cần thiết, tình trạng thiết bị lại thường xuyên hư hỏng đột xuất, không kiểm soát được, chất lượng lao động yếu; kế hoạch sản xuất thường xuyên thay đổi do dự báo kinh doanh thiếu chuẩn xác, quản lý quá trình kém, chỉ quan tâm đến số lượng đầu ra (kết quả), chưa ngăn ngừa được những sự cố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đạt hiệu quả.

Vì vậy DN cần đánh giá đúng năng lực của DN, của CBQL trước khi quyết định chọn một giải pháp quản lý để áp dụng tránh những lãng phí về đầu tư.

Trở lại vấn đề năng lực của DN trong lĩnh vực sản xuất, chúng ta cần đánh giá là DN Việt Nam đang ở đâu so với sự phát triển công nghệ, quản lý hiện nay trên thế giới? Chắc ai cũng nhìn thấy, ở đây không cần bàn sâu nữa.

Vậy DN Việt Nam nên áp dụng các giải pháp, hệ thống tầm cở nào là hiệu quả?

Có thể nhiều nhà lãnh đạo DN sẽ cười khi đọc các đề xuất dưới đây, và nghĩ rằng đây là sơ đẳng, chẳng đúng tầm của DN. Nhưng xin thưa là với kinh nghiệm thực tế, đã áp dụng tại nhiều DN, hiệu quả mang lại không nhỏ và nó đến ngay trong quá trình thực hiện không phải chờ lâu, với một chi phí đầu tư cực thấp và sẽ được thu hồi ngay trong thời gian sớm nhất, và một điểm quan trọng hơn, chúng phù hợp với năng lực của CBQL DN Việt Nam, cũng như thích hợp với môi trường DN hiện nay.

Hai giải pháp đề xuất ở đây là: Chương trình Kaizen-5S (Nhật) và Good House Keeping (GHK) của tổ chức GTZ (CHLB Đức). Lý thuyết là đơn giản, nhưng mấu chốt ở đây là phương cách thực hiện.

Để có thể đưa 2 chương trình này ứng dụng vào DN, cần triển khai theo các bước sau:

1. Đánh giá hoạt động sản xuất của DN.

2. Đánh giá trình độ, năng lực CBQLSX.

3. Có được sự cam kết quan tâm, hỗ trợ và tham gia tích cực của lãnh đạo DN.

4. Đào tạo những kỹ năng, công cụ QLSX cần thiết, phù hợp với trình độ, năng lực CBQL.

5. Đào tạo Kaizen-5S cho lãnh đạo DN, CBQL các cấp, và cả công nhân.

6. Thực hiện 5S (5S thực tiễn, có cải tiến, định hướng đến Lean, chứ không chỉ 5S đơn giản như trước đây - là vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp).

7. Đào tạo và hình thành nhóm GHK, có khả năng, kỹ năng phát hiện và đề xuất các giải pháp giảm chi phí sản xuất trong DN.

8. Duy trì 5S và thực hiện GHK thường xuyên.

9. Định kỳ đánh giá, cải tiến 5S và GHK.

Với 2 chương trình này, DN sẽ đạt được:

a. Các lãng phí, bất hợp lý trong quá trình sản xuất sẽ dễ dàng được phát hiện, nhận dạng.

b. Quá trình diễn ra các hoạt động sẽ đơn giản, gọn gàng hơn, giảm thiểu thời gian sản xuất.

c. Quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn do các sai lỗi được phát hiện và ngăn ngừa sớm.

d. Thao tác thừa bị loại bỏ, lượng công lao động cần cho sản xuất có thể tiết giảm, việc sử dụng nguồn lực lao động sẽ hiệu quả.

e. Cán bộ, công nhân được tạo điều kiện để thể hiện bản thân, nâng cao tinh thần trách nhiệm sẽ phát huy tối đa năng lực, tính đoàn kết, hỗ trợ trong sản xuất, do đó sẽ đề xuất nhiều giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm.

f. Hiệu quả thấy ngay, tạo động lực cho lãnh đạo, cán bộ công nhân.

g. Chi phí đầu tư thực hiện thấp, thời gian hoàn vốn nhanh.

Những bước tiếp theo của các chương trình này mới sẽ là nhóm CI (continuos improvement), là LEAN rồi mới đến SixSigma. Đừng vội bước nhanh khi đôi chân còn mềm yếu, non nớt.

Hy vọng với các giải pháp đơn giản trên, các DN Việt Nam có thể nâng cao năng lực quản lý, tiết giảm chi phí sản xuất để giữ vững mức tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn sắp tới.

00:37 | Author: Nông dân Việt Nam
ẽ xây dựng hệ thống sàn giao dịch kết nối cung cầu nông nghiệp thực phẩm tại các huyện, thị trong quý 2/2010 là nội dung được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phố Chợ thống nhất tại Hội nghị ngày 2/3 tại Hà Nội.

Hệ thống sàn giao dịch này là nơi cung cấp thông tin hàng hóa, giá cả, thị trường, là mạng lưới thu mua và phân phối hàng hóa nội địa cùng nhiều tiện ích khác.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng xây dựng hệ thống sàn giao dịch kết nối cung cầu nông nghiệp thực phẩm đến tận các huyện, thị là việc làm cần thiết nhằm phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương, tạo cơ hội cho nông dân tham gia tiếp cận với mô hình thương mại quốc tế hiện đại, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng khẳng định, đây là kênh cung cấp thông tin tốt, là mô hình tiên phong trong giới thiệu nông sản Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới.

Một mặt, sàn thiết lập mạng lưới thông tin rộng lớn và chất lượng, phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước và cung cấp cho doanh nghiệp; đưa các hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm nông nghiệp thực phẩm vào công khai theo phương thức kinh doanh hiện đại, kết nối sản phẩm đầu vào, đầu ra thông suốt, chống đầu cơ tạo giá, giảm thiểu các chi phí đầu tư... Mặt khác, sàn góp phần nâng cao năng lực hoạt động hỗ trợ nông dân của các cấp hội, tăng cường năng lực, chất lượng và khả năng quản lý thông tin.

Theo lộ trình đề ra, trong giai đoạn từ năm 2010-2015, hệ thống sàn giao dịch sẽ được xây dựng tại các huyện, thị có vùng nông sản lớn, đặc trưng; từ năm 2015-2020 sẽ xây dựng thương hiệu vùng đi ra thế giới; từ năm 2021 trở đi sẽ thiết lập một liên minh của các nhà sản xuất và phân phối Việt với hậu phương vững chắc, gắn kết toàn thể cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam cũng như các kiều bào trên thế giới.

Trong năm 2010, sẽ có 4 sàn giao dịch trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ được xây dựng để tiếp nhận thông tin, xử lý và đào tạo nhân sự làm cơ sở phát triển các sàn giao dịch trong khu vực.

Trước mắt, trong quý 2/2010, trung tâm đầu tiên tiếp nhận thông tin từ các thành viên và các sàn giao dịch khác sẽ hình thành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cần Thơ - trung tâm thứ 2 phát triển mô hình sàn cho 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng vào quý 3/2010, Hà Nội và Đà Nẵng sẽ làm phòng trưng bày thông tin trong giai đoạn đầu và phát triển thành trung tâm vào quý 4/2010 .

Từ năm 2007, Công ty Phố Chợ đã phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam phát hành ấn phẩm “Niên giám nông nghiệp và thực phẩm” và xây dựng trang thông tin “niengiamnongnghiep.vn” với 40.000 thành viên tham gia, trong đó có trên 1.000 thành viên thường xuyên giao dịch.

Thời gian qua, Công ty Phố Chợ đã hoàn thành việc khảo sát, thu thập dữ liệu để xây dựng sàn giao dịch kết nối cung cầu nông nghiệp thực phẩm đến cấp huyện với mục tiêu kết nối cung cầu và tiêu thụ nông sản hàng hóa của các địa phương./.

Chu Thanh Vân (Vietnam+)

00:18 | Author: Nông dân Việt Nam
ND - Ngày hội do UBND tỉnh An Giang đăng cai tổ chức vào tháng 4-2010 tại huyện Tịnh Biên.

Ngày hội mang chủ đề: "Đặc trưng VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ - hành trang hội nhập và phát triển", ngày hội năm nay quy tụ các đoàn văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch của các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ tham dự với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Hội chợ triển lãm thành tựu của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống, lễ hội dân gian, giới thiệu văn hóa ẩm thực và giao lưu văn hóa.

Đây là hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch truyền thống dành cho đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành T.Ư và UBND các tỉnh, thành có đông đồng bào dân tộc Khmer tổ chức định kỳ hai năm một lần, luân phiên tại các địa phương trong khu vực.

Đêm nhạc hội từ thiện chào Xuân

ND - Chương trình ca nhạc mang chủ đề "Tết an bình" kết nối những tấm lòng hảo tâm trên cả nước với người nghèo do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp đơn vị liên quan tổ chức vào tối 7-2 (24 Tết) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và phát sóng trực tiếp trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình với sự góp mặt của những giọng ca hàng đầu như ca sĩ Mỹ Linh, Minh Quân, Lệ Quyên, Đoan Trang,... khách mời Hoa hậu Mai Phương Thúy. Chương trình gồm những câu chuyện Tết cảm động được "kể" bằng âm nhạc và hình ảnh. Chương trình mang thông điệp Hãy cùng sẻ chia để làm vơi đi những nỗi lo Tết, sẻ chia để mang một cái "Tết an bình", một mùa xuân yêu thương và hạnh phúc đến với mọi người.

Liên hoan "Tiếng hát đồng quê" toàn quốc năm 2010

ND - Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Liên hoan Tiếng hát đồng quê lần ba năm 2010 chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2010.

Tham dự là các hội viên nông dân với thể loại bao gồm: đơn ca, song ca, tốp ca, múa, độc tấu nhạc cụ dân tộc với chủ đề ca ngợi quê hương đất nước, Đảng và Bác Hồ. Liên hoan được tiến hành ở bốn cấp từ cơ sở đến khu vực. Vòng chung kết tại Thủ đô Hà Nội vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14-10-1930 - 14-10-2010).

23:42 | Author: Nông dân Việt Nam
Trang bị kiến thức, kỹ năng để công nhân vững vàng bước vào thị trường lao động và ý thức rõ vai trò, vị trí của mình trong xã hội là điều Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Nguyễn Huy Cận trăn trở khi trò chuyện với NLĐ Xuân Canh Dần

. Phóng viên: Thưa ông, vào thời điểm này năm ngoái, tình trạng công nhân (CN) mất việc bắt đầu rộ lên ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Đến nay, ở TPHCM, 80% CN mất việc đã tìm được việc làm. Tổ chức Công đoàn TP đã làm gì để hỗ trợ CN trong quá trình tìm lại việc làm này?

- Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Nguyễn Huy Cận: Cuối năm 2008 đầu năm 2009, suy thoái kinh tế của thế giới ảnh hưởng đến nước ta khiến rất nhiều doanh nghiệp (DN) phá sản hoặc gặp khó khăn phải đóng cửa hay tạm ngừng hoạt động, kéo theo hàng loạt CN mất việc.

Đến nhiều DN như vậy ở TPHCM, những người làm công tác Công đoàn chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh CN xôn xao đón nhận thông báo mất việc, sau đó rối rít hỏi nhau đi đâu, đến nơi nào để tìm kiếm chỗ làm mới.

Từ đó, chúng tôi hiểu rằng đẩy mạnh việc trang bị vốn liếng, kiến thức cho CN như một thứ “vũ khí” để họ vững vàng bước vào thị trường lao động là chuyện cấp thiết.

Trong quá trình trang bị vốn liếng, kiến thức cho CN, có rất nhiều việc phải làm, trước hết là cung cấp thông tin liên quan cần thiết. Chúng tôi thống kê các DN đồng dạng để thông báo cho CN. Chẳng hạn, khi biết một DN may sắp giải thể hay tạm ngưng hoạt động và sẽ cắt giảm hoặc cho CN nghỉ việc, chúng tôi phải lập tức thống kê những DN may khác để giới thiệu cho họ đến tìm việc.

Cùng lúc, chúng tôi cung cấp thông tin về thực trạng các DN để CN nắm rõ. Bên cạnh các DN làm ăn hiệu quả, thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động, chúng tôi cũng chỉ ra cho CN thấy DN nào thường nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội; không ký hợp đồng lao động, không có thỏa ước lao động tập thể..., giúp họ có cái nhìn toàn cục.

Nhờ có các thông tin cần thiết này mà trong năm 2009, 80% lao động mất việc ở TPHCM đã tìm được việc làm.

Để đủ sức “mặc cả” với doanh nghiệp

. Ông vừa nói đến thị trường lao động. Đã là thị trường thì lao động phải tuân theo quy luật cung - cầu, giá cả... Vậy, tổ chức Công đoàn TP làm gì để giúp CN có thể đáp ứng được thị trường này?

- Thị trường lao động VN đang hình thành, mà nơi sớm nhất chính là TPHCM. Để CN đáp ứng được quy luật cung - cầu, giá cả của thị trường này, tổ chức Công đoàn cần cung cấp “vũ khí” cho họ, giúp họ biết và chọn lựa nơi làm việc phù hợp; cũng như có tay nghề, trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật để có thể “mặc cả” được với DN về giá trị sức lao động của mình.

Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Nguyễn Huy Cận. Ảnh: HỒNG THÚY

Tạo điều kiện cho CN đi học nghề, học văn hóa là vấn đề được tổ chức Công đoàn chú trọng nhiều năm nay. Thật ra, mở trường dạy nghề, dạy văn hóa, trang bị kiến thức, xây nhà lưu trú cho CN... không hẳn là việc của tổ chức Công đoàn. Mục đích của chúng tôi là qua việc tham gia lĩnh vực này để tiếp cận thực tiễn nhằm đề đạt với Nhà nước những chủ trương, chính sách thích hợp.

Cũng nhằm trang bị vốn liếng, kiến thức cho CN, trong năm 2010, chúng tôi cùng Sở LĐ-TB-XH TPHCM đề xuất thành lập một trung tâm dự báo lao động.

Trung tâm này sẽ thúc đẩy thị trường lao động phát triển bằng cách đưa các thông tin liên quan đến người lao động, như: Lao động nào đang đắt hoặc ế, lao động nào cần đầu tư nhiều, cần cho sự phát triển của TP; DN đang và sẽ đầu tư vào TP cần lao động gì, số lượng bao nhiêu... Từ đó, chúng tôi tạo điều kiện cho CN đi học để đáp ứng theo quy luật cung - cầu.

. Rõ ràng, nếu không học, CN sẽ không nâng chất được và sẽ phải nhận đồng lương thấp theo đúng giá trị sức lao động của họ. Tuy nhiên, liệu họ có thời gian và sức lực để theo học, khi đã vất vả làm việc cả ngày? Từng sát cánh với CN nhiều năm nay, ông có thấy họ thật sự muốn học?

- Đến nhà lưu trú thăm CN, tôi thấy sau một ngày làm việc, các em rất mệt mỏi, nếu phải đi học nữa thì vất vả quá. Mà, nếu không học thì lại khó nâng giá trị để có được đồng lương cao hơn. Đây là điều khiến tôi trăn trở, thao thức rất nhiều.

Để tìm ra lối thoát, trước mắt, tôi nghĩ phải sắp xếp sao để CN vừa có thể nghỉ ngơi tái tạo sức lao động ở nhà lưu trú vừa có thời gian đi học. Việc học thì không ai có thể làm thay cho các em, mà không học thì không thể phát triển được.

Hỏi chuyện nhiều CN, tôi biết không em nào không muốn học thêm để phát triển, từ đó có thu nhập cao hơn. Tôi rất cảm động khi biết lúc lãnh lương ra, ưu tiên số 1 của CN là dành một khoản lo cho cha mẹ, con cái, các em...

Họ có thể cắt giảm chi tiêu của mình chứ không thể cắt giảm khoản phụ giúp gia đình. Bởi thế, phải học để tự nâng giá trị, từ đó tăng lương, tăng thu nhập nhằm phụ giúp cho gia đình nhiều hơn là điều cấp thiết.

Khó khăn, khủng hoảng đã lộ ra nội lực

. Thưa ông, được trang bị “vũ khí”, CN sẽ ý thức được giá trị sức lao động, ý thức được chỗ đứng, vai trò của mình trong thị trường lao động và cả trong xã hội. Phải chăng sự trưởng thành đó của CN đã khiến tình trạng ngừng việc, đình công trong năm 2009 giảm hẳn?

- Khi đã có thông tin, kiến thức cần thiết, CN có thể tự chọn lựa DN thích hợp. Rõ ràng, nếu biết rõ DN này nợ dây dưa lương bổng, bảo hiểm xã hội hay DN kia thường cù cưa không ký hợp đồng lao động..., chẳng CN nào đến đó tìm việc. Ngược lại, họ sẽ tìm đến các DN ăn nên làm ra và có các chế độ thỏa đáng với người lao động.

Khi đã được trang bị vốn liếng, kiến thức, công nhân sẽ ý thức rõ giá trị sức lao động và chủ động tìm nơi làm việc đáp ứng thỏa đáng khả năng, trình độ của mình

Khi đã được trang bị vốn liếng, kiến thức, CN sẽ ý thức rõ giá trị sức lao động và chủ động tìm nơi làm việc đáp ứng thỏa đáng khả năng, trình độ của mình, không còn “nhắm mắt, nhắm mũi” xin bừa, làm đại chỗ nào đó. Chẳng hạn, khi CN ý thức được trình độ, khả năng của mình xứng đáng nhận mức lương 10 đồng, nếu DN chỉ trả 8 đồng thì họ sẽ mặc cả để có mức lương phù hợp.

Nếu nơi này không trả được theo yêu cầu, họ sẽ tìm đến DN khác. Người lao động tự chọn nơi làm việc phù hợp, chẳng những về mức lương mà còn về điều kiện ăn ở, chế độ đãi ngộ..., chứng tỏ họ đã trưởng thành.

Khi đã được trang bị vốn liếng, kiến thức, công nhân sẽ ý thức rõ giá trị sức lao động và chủ động tìm nơi làm việc đáp ứng thỏa đáng khả năng, trình độ của mình

Khi đã có vốn liếng, kiến thức, CN cũng có thể tẩy chay DN không đáp ứng được yêu cầu về lương bổng, điều kiện làm việc, ăn ở... Làm ở DN nào đó, thấy không phù hợp, CN có thể nghỉ để tìm nơi khác phù hợp hơn.

Nếu CN ý thức được vai trò, vị trí của mình, họ đã trưởng thành. Một khi CN đã trưởng thành, chủ động tìm việc, tìm DN phù hợp, họ sẽ không còn bất ngờ, uất ức vì lương thấp hay vì chế độ đãi ngộ không có... Những phản ứng bức xúc qua chuyện ngừng việc hoặc đình công từ đó sẽ không còn.

Tôi nhận thấy chính khó khăn, khủng hoảng trong năm 2009 đã cho thấy nội lực của CN. Điều đó giúp tổ chức Công đoàn TP đề ra chương trình hành động cụ thể trong năm 2010 để hỗ trợ CN thiết thực, hiệu quả hơn.

Làm sao đào tạo cho được đội ngũ luật sư của tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi CN cũng là một trong những điều khiến chúng tôi trăn trở. Có được đội ngũ này, chúng ta mới thoát cảnh “kêu gào” giúp đỡ CN khi chuyện tranh chấp giữa họ với giới chủ DN phải ra trước tòa.

Thời gian qua, ở TPHCM đã xảy ra chuyện các ông chủ DN bỏ trốn vì nợ lương CN, nợ bảo hiểm xã hội... Cách mà CN thường làm là giữ lại tài sản công ty, không để bị tẩu tán chờ kiện ra tòa.

Nếu thắng kiện, tài sản được phát mãi, CN sẽ được đền bù phần nào tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội bị nợ. Vấn đề là chúng ta phải có đội ngũ luật sư để đủ lý lẽ buộc những ông chủ DN như vậy trả lại sự công bằng cho người thợ.

23:39 | Author: Nông dân Việt Nam
ANTĐ) - Chiều 19-3, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Hội Nông dân Việt Nam) bà Triệu Thị Bích Thủy cho biết, sáng cùng ngày Hội Nông dân Việt Nam, cùng đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Công ty TNHH Vedan VN (Vedan), đại diện Sở TN-MT Bà Rịa-Vũng Tàu và các nhà khoa học đã có cuộc họp bàn phương án đền bù thiệt hại về môi trường mà Vedan gây ra cho người nông dân.

Hiện nay, chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng các bên liên quan vẫn đang tiến hành xác định rõ thêm và đi đến thống nhất về mức độ thiệt hại mà Vedan gây ra cho người dân địa phương khi sông Thị Vải bị “đầu độc”. Tuần tới, các bên sẽ có buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, để làm rõ thêm thiệt hại. Đại diện Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: “Quan điểm của Hội là bảo vệ đến cùng nông dân các tỉnh chịu thiệt hại. Nếu Vedan chây ỳ không thực hiện cam kết hoặc không thống nhất mức độ thiệt hại mà mình gây ra cho sông Thị Vải thì chúng tôi sẽ hỗ trợ người dân kiện ra tòa để đòi sự công bằng”.

23:35 | Author: Nông dân Việt Nam

Bộ Tài chính đang gấp rút dự thảo nghị quyết về chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp để Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 tới. Ước tính khoảng 11.000 hộ gia đình đang làm nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chính sách này.

Theo Bộ Tài chính, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong bảy năm qua đã làm nhẹ gánh cho nông dân khoảng 1.800 tỉ đồng/năm, chỉ chiếm 0,02% GDP nhưng lại có tác động quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Đến nay, Đảng có nghị quyết về tam nông, duy trì tăng trưởng nông, lâm, thủy sản 3,5%-4% năm, giữ vững diện tích trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực nên cần tiếp tục thực hiện chính sách này. Vì nghị quyết của Quốc hội năm 2003 chỉ cho phép miễn, giảm sắc thuế này đến cuối năm nay nên phải có nghị quyết mới thay thế.

Ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, cho biết quan điểm của Bộ Tài chính là nên kéo dài miễn, giảm thêm 10 năm nữa, tức tới 2020, nhằm nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay.

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế sử dụng đối với đất trong hạn điền đối với hộ nông dân, lâm trường nhận đất giao khoán để sản xuất nông nghiệp. Hạn mức sử dụng đất này do UBND các tỉnh quy định…

Trước đó, góp ý cho dự thảo, Văn phòng Chính phủ cho rằng nên xóa bỏ hẳn sắc thuế sử dụng đất nông nghiệp. Còn ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho biết là chưa nhận yêu cầu góp ý cho dự thảo nhưng ông cho rằng nên bỏ hẳn sắc thuế này. Như thế vừa có lợi cho dân, vừa lợi cho nhà nước. Vì thuế thu được cũng không nhiều và chưa chắc đủ nuôi bộ máy thu thuế.

Với quan điểm đề nghị bỏ hẳn, ông Trường nói: “Bộ Tài chính rất lưu tâm nhưng muốn xóa hẳn phải sửa Luật Đất đai và như thế sẽ phải mất đến vài năm. Vì vậy trước mắt nên giải quyết bằng nghị quyết của Quốc hội”

Thu theo thóc, miễn cũng theo thóc

Thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện được tính theo thóc và người dân được quy ra tiền để đóng, giá thóc do UBND tỉnh công bố vào đầu vụ. Mức thuế thóc được điều chỉnh theo khu vực, khả năng cấy trồng…

LÊ THANH

23:34 | Author: Nông dân Việt Nam
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên.

Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển.

Song, cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển.nhất trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp. Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể. Người dân nông thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục... cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng,...

Nhằm giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và bạn đọc có thêm thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và Mai sau của TS. Đặng Kim Sơn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp.

Nội dung sách nêu bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn, nhóm tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển. Trên 200 trang sách chia thành các bốn mục chính: (i) Nông nghiệp Việt Nam; (ii) Nông dân Việt Nam; (iii) Nông thôn Việt Nam; và (iv) Đề xuất định hướng và Kiến nghị chính sách.

ST
23:31 | Author: Nông dân Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh với các đại biểu.
(LĐ) - Sáng 22.12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Tới dự có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Tham dự Đại hội còn có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh và Trần Đức Lương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư; các đồng chí lão thành cách mạng. Về dự đại hội có gần 1.200 đại biểu đại diện gần 10 triệu hội viên Hội Nông dân Việt Nam.

Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường khẳng định: "Đây là đại hội của đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển. Chúng ta quyết tâm xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới".

Thay mặt Ban chấp hành T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà giai cấp nông dân và Hội Nông dân VN đã đạt được trong thời gian qua. Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tặng Hội Nông dân VN bức trướng mang dòng chữ "Giai cấp nông dân và Hội Nông dân VN đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn".

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Báo cáo chính trị của Hội Nông dân VN đã xác định phương hướng công tác của hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ tới là đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hội Nông dân VN vững mạnh về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và góp phần xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế...

Tôi cho đây là phương hướng đúng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của hội và của phong trào nông dân hiện nay, nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong những năm tới".

Nông dân cần được quan tâm hơn để đứng vững trước sóng gió của cơ chế thị trường.


Theo Hội Nông dân VN, nông dân nước ta hiện nay chiếm 73% dân số, số lao động nông nghiệp chiếm 55,7% tổng số lao động xã hội. Nông thôn hiện có gần 14 triệu hộ. Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi tích cực. Đời sống của nông dân được nâng lên, đã có 96,8% số xã có điện lưới, 96,9% số xã có đường ôtô đến trung tâm; 100% số xã có trường tiểu học, 100% số xã có điện thoại, 99,45% số xã có trạm y tế, 70% cư dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh...

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội Nông dân VN Lê Hoàng Minh: "Những thành tựu đã đạt được trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm và chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm... Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ khi đất nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập kinh tế".

Có thể nói Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân VN lần thứ V (bế mạc vào ngày 24.12) sẽ là dịp để các đại biểu đóng góp sáng kiến xây dựng tổ chức hội xứng đáng là "trung tâm, nòng cốt" trong phong trào nông dân giai đoạn 2008 - 2013.

23:28 | Author: Nông dân Việt Nam


Nông dân đang gặp khó trong việc vận chuyển lúa từ đồng về nhà

Hôm qua 7/4, trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Thủ ấp 12 (xã Phong Thạnh Đông, Giá Rai) vừa thu hoạch 13 công lúa cho biết. Vụ này lúa của anh đạt năng suất 1 tấn/công. Lúa trúng anh rất mừng nhưng cũng nặng nỗi lo bởi tuyến kênh cấp 3 gần ruộng của anh đã bị cạn nước từ lâu.

Mặc dù tuyến kênh này mới được nạo vét xong chưa đầy 1 tháng nhưng do nguồn nước bổ sung không có nên anh không thể dùng xuồng lớn để chở lúa về nhà được. Anh phải mượn 2 chiếc vỏ loại nhỏ chở mỗi lần khoảng 20 bao lúa về nhà. Mặc dù khoảng cách từ ruộng của anh về đến nhà không đầy 500 mét nhưng để di chuyển chiếc vỏ chở 10 bao lúa không phải là dễ dàng. Có đoạn chạy máy được nhưng rất chậm, có đoạn phải dùng sào để chống, có khi phải lội xuống kênh để đẩy.

Còn ông Nguyễn Văn Lâm cũng ở ấp 12, xã Phong Thạnh Đông thu hoạch 5 công ruộng. Vất vả lắm ông mới chở được hơn 100 bao lúa về nhà. Nếu như ở vụ ĐX năm rồi ông chỉ cần chở 3 chuyến và tốn 1 lít dầu là xong, năm nay ông phải chở 10 lần và tốn đến 3 lít dầu. Đó là ông chỉ có 100 bao lúa.

Thực tế có nhiều bà con nông dân suốt xong bỏ ngoài ruộng hàng trăm bao lúa, chở 3-4 ngày mới hết. Kênh cạn nước, nông dân thu hoạch chở lúa về nhà còn khó, do đó thương lái cũng không vào mua lúa được. Không bán được lúa, nhiều nông dân chẳng biết xoay xở ra sao trước khoản nợ ngân hàng đến hạn, nợ đại lý VTNN và tiền thuê cắt, suốt lúa.

Theo Nông nghiệp

23:27 | Author: Nông dân Việt Nam

Chủ trang trại vườn- chuồng- rừng giữa vùng rừng núi

Ngoài 30 tuổi, Đặng Ngọc Quang đã là chủ một trang trại vườn- chuồng- rừng nổi nhất ở vùng rừng núi Ấm Hạ. Rời nhà, Quang đã mạnh dạn bỏ vốn, vay vốn để mua 5 ha đất đồi và đồi thấp để lập trang trại. Nhờ có vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, Quang đã phát triển kinh tế theo hướng mở trang trại theo mô hình VACR.

Đến thăm Đặng Văn Quang, chúng tôi được chứng kiến mô hình nuôi gà đồi với hàng trăm con gà đang độ lớn, rồi ao cá cùng vườn cây ăn quả ven bờ như xoài, quýt, nhãn đang sắp cho thu hoạch. Cùng với ao và vườn anh Quang còn phát triển chăn nuôi đại gia súc như dê, bò lai Braxin. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, từ dễ đến khó, canh tác trên vùng đất đồi bạc màu, anh Quang đã chọn giải pháp đưa giống ngô mới Biôxit, tận dụng phân chuồng và kết hợp bón phân NPK hợp lý, nhờ đó đã nâng cao năng xuất ngô lên gấp 3 lần trước.

Lập công ty tiêu thụ nông sản cho nông dân

Tốt nghiệp trường Cao đẳng hoá chất Phú Thọ, Vũ Thị Minh Liễu mạnh dạn lập công ty tư nhân chế biến chè tại chính quê hương mình, nơi có nguồn nguyên liệu chè tươi trọng điểm của huyện.

Liễu đã vay vốn mua đất và máy tạo lập một công ty nhỏ của mình nhằm thu mua sản phẩm chè tươi của nông dân và chế biến ở mức độ sơ chế sản phẩm rồi nhập vào các công ty lớn hơn. Những ngày đầu còn đầy rẫy những khó khăn thử thách về nhân lực, kỹ thuật rồi vốn song qua nhiều lần học hỏi, được áp dụng kỹ thuật và công nghệ trong chế biến, đến nay, công ty chế biến chè của Liễu đã đi vào vận hành với cường độ chế biến hàng chục tấn chè tươi mỗi ngày và mang lại doanh thu lớn cho công ty.

Công ty chế biến chè của Liễu cũng đã tạo việc làm tại chỗ cho hơn hai chục lao động là những thanh niên đang thiếu việc làm.

Nguyễn Thế Lượng (Trường THPT Hạ Hoà- Phú Thọ)
Category: | Leave a comment
23:26 | Author: Nông dân Việt Nam




(WebsiteHNDVN) Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% cơ sở hội phát động đăng ký thi đua SXKD giỏi 3 cấp, thu hút 99.000 hộ hội viên nông dân đăng ký tham gia. Qua bình xét có trên 91.000 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi 3 cấp, chiếm 92,1% số hộ đăng ký. Trong đó số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi cấp tỉnh 11.640 hộ; cấp huyện 17.460 hộ, cấp xã 62.080 hộ. Tổng kết năm 2009, đã có 70-80% số hộ SXKD có mức thu nhập trên 40 triệu đồng trở lên, góp phần tích cực vào công tác XĐGN ở nông thôn.

Mạnh Khương (Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc)

23:17 | Author: Nông dân Việt Nam


Bằng đồng vốn từ Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nông dân đã vươn lên trong cuộc sống

Theo báo cáo tổng hợp và đối chiếu dư nợ với Ngân hàng cho thấy, hầu hết các tỉnh đều tăng dư nợ uỷ thác, tỷ lệ tăng bình quân 30%, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH. Trong đó, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,99% so với tổng dư nợ, bằng 248.627 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường tặng bằng khen của BCH TƯ Hội cho những đơn vị làm tốt công tác uỷ thác vay vốn từ Ngân hàng CSXH

Có được kết quả trên, thời gian qua, các cấp Hội đã tăng cường công tác kiểm tra và củng cố lại các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, đồng thời tích cực triển khai thu tiền tiết kiệm của các thành viên.

T.Anh